MẮT THẦN HORUS LÀ GÌ?
Mắt thần Horus, hay còn được gọi là Wadjet hoặc Ujat, là một biểu tượng bảo vệ của người Ai Cập cổ đại. Biểu tượng này bao gồm một con mắt, lông mày và được trang trí mô phỏng theo hình mắt chim ưng. Tuy nhiên, đôi khi biểu tượng này còn được gọi là Mắt thần Ra, dù Mắt thần Ra được cho là mang sức mạnh đối lập với mặt trời. Trong khi, Mắt thần Horus lại thường được miêu tả như một bùa hộ mệnh bảo vệ người sống và cả người chết, cũng như đại diện cho sức khỏe cùng sức mạnh, quyền lực.
THẦN THOẠI VỀ MẮT THẦN HORUS
Theo thần thoại Ai Cập cổ, Horus là vị thần bầu trời, mang hình dạng của một con chim ưng. Đôi mắt của thần Horus là hợp thể của mặt trời và mặt trăng. Thần thoại về Horus có liên quan đến Set – người chú của Horus, thần Set bị kết tội giết cha của Horus là thần Osiris. Mẹ của Horus là nữ thần Isis đã gom các mảnh cơ thể của chồng lại, và thần Horus đã hiến một con mắt của mình để hồi sinh cha. Một thần thoại khác lại lý giải Mắt thần Horus được tạo ra khi Horus bị mất một con mắt trong trận chiến với thần Set.
Để lý giải cho sức mạnh của Mắt thần Horus, người Ai Cập cho rằng khi con mắt của Horus – vốn đại diện cho mặt trăng – bị mất đi, dẫn đến mặt trăng suy yếu. Thần Thoth buộc phải chữa lành con mắt của Horus, do đó mà con mắt đó được gọi là Wadjet – nghĩa là toàn bộ hoặc sức khỏe.
THẦN THOẠI VỀ MẮT THẦN RA
Song song với Mắt thần Horus là Mắt thần Ra. Một vài người đồng nhất hai mắt thần này với nhau, nhưng cũng có người lại tách chúng riêng biệt. Lý do là bởi Mắt thần Ra thường mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Thần thoại kể rằng Ra đã cai trị con người trong một thời gian dài và ông đã quá già yếu, dẫn đến việc con người không còn nghe theo cũng như tôn trọng ông ta. Vì thế, Ra quyết định trừng phạt người dân. Ông sai con gái mình – nữ thần Ureas – đi làm việc đó. Tuy nhiên, Ureas dường như đã quá tay, khiến Ra buộc phải nghĩ cách ngăn chặn nàng, nếu không muốn con người bị tiêu diệt. Để ngăn Ureas uống máu người, Ra đã pha chế một loại nước ép lên men từ hạt lựu, có màu đỏ như máu và lừa con gái uống. Kết quả là Ureas bị say đến bất tỉnh, nhờ thế mà người dân được cứu.
Đây có lẽ cũng là thần thoại lý giải cho việc mống mắt của Mắt thần Ra có màu đỏ trong khi Mắt thần Horus có màu xanh dương.
MẮT THẦN HORUS TRONG TOÁN HỌC
Mắt thần Horus được dùng như một đơn vị đo lường, chia làm 6 phần, biểu thị cho 6 mảnh vỡ mắt thần Horus như trong thần thoại. Mỗi mảnh vỡ đó đại diện cho một phần cũng như một giác quan của con người. Người Ai Cập cổ đại đã sự dụng phương pháp này để tạo ra các phân số phức tạp. Điều kỳ lạ là tất cả các phân số được cộng lại, đều không có tổng bằng 63/64 thay vì 1. Một vài gia thuyết đặt ra, đây có thể cũng là dấu hiệu thể hiện cho phép thuật Thoth đã sử dụng để chữa lành con mắt của Horus. Bên cạnh đó, nó cũng biểu hiện một tư tưởng phổ biến của người Ai Cập, đó là vạn vật không có sự hoàn hảo.
MẮT THẦN HORUS THỜI HIỆN ĐẠI
Biểu tượng này có thể liên quan đến Thiên nhãn (Con mắt của Chúa hay Eye of Providence) trên tờ $1 và Hội Tam Điển. Thiên Nhãn, Mắt thần Horace cũng như những biểu tượng tương tự đều được các nhà lý luận theo học thuyết âm mưu xem như biểu tượng của hội kín Illuminati.
Ngoài ra, Mắt thần Horus còn có liên hệ đến Thelemite – một hội huyền bí, vốn coi thế kỷ XX là Kỷ nguyên của thần Horus. Trong thần học, Mắt thần Horus có mối liên hệ mật thiết với tuyến tùng – bộ phận được xem như con mắt thứ ba. Điều này không hẳn là vô lý khi các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng tuyến tùng là một tế bào cảm quang cũ. Ở một loài nhất định, nó thực sự có sự liên kết với con mắt thứ ba cũng như được gọi là con mắt thứ ba. Các triết gia như Rene Descartes cũng tin rằng tuyến tùng là nơi chứa đựng linh hồn con người.
Theo GameK
" alt=""/>Giải mã biểu tượng con mắt Horus trong thần thoại Ai CậpChống nạnh khi thăm khám bệnh nhân
Ngày 23/10, ông Phan Thanh Minh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiến hành phê bình, kỷ luật đối với các y, bác sĩ của khoa Nội - Đông y vì vi phạm quy chế giao tiếp ứng xử đối với bệnh nhân.
Sự việc xảy ra vào tháng cuối tháng 7, khi ông Lê Văn Minh (51 tuổi, trú xóm 3, xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) vào BVĐK huyện Cẩm Xuyên để điều trị bệnh tăng huyết áp độ II và rối loạn tuần hoàn não.
Tuy nhiên, trong 12 ngày điều trị tại khoa Nội - Đông y của BV (20/7 - 1/8), ông Minh cho rằng, các y, bác sĩ tại đây có thái độ "hách dịch" khi thăm khám bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên - nơi xẩy ra sự việc. |
Trong phòng số 9 có 7 bệnh nhân, nhưng bác sĩ Võ Văn Đoàn, Trưởng khoa Nội- Đông y chỉ thăm khám cho 4 người. Thậm chí, khi vào phòng bệnh, hai tay bác sĩ Đoàn cứ chống hông, chẳng hỏi han sức khỏe người bệnh, ông Minh phản ánh.
Theo ông Minh, lý do bác sĩ thăm khám 4 bệnh nhân kia là do họ đã "quan tâm" tới các y, bác sĩ trước. Còn ông và 2 người còn lại "không có gì" nên bị thờ ơ.
Khi thấy bị "phân biệt" trong cách cư xử của bác sĩ, ông Minh đã phản ánh nhưng lại bị… đuổi khỏi BV.
Khi tôi thắc mắc thì có 3 y, bác sĩ (2 nam, một nữ) của khoa này đã nói những lời lẽ rất khó nghe và đuổi tôi ra khỏi phòng. Vị nữ bác sỹ còn lớn giọng nói tôi đừng bao giờ bước chân tới BV nữa. Tới khi tôi ra viện, thủ tục thanh toán lằng nhằng, gây phiền hà cho tôi, vẫn lời ông Minh.
Quá bức xúc trước hành động của các y, bác sĩ tại khoa Nội - Đông y của BVĐK huyện Cẩm Xuyên, ông Lê Văn Minh đã làm đơn phản ánh gửi các cơ quan chức năng.
4 y, bác sĩ bị trừ lương, phê bình
Trao đổi với PV, GĐ Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên Phan Thanh Minh lý giải, tại phòng bệnh số 9 của Khoa Nội - đông y, bác sỹ Võ Văn Đoàn, Trưởng khoa trực tiếp điều trị cho 4 bệnh nhân. Còn 3 bệnh nhân khác (trong đó có ông Minh) là do bác sỹ Đặng Đình Quảng phụ trách.
![]() |
Ông Lê Văn Minh (trái) trình bày những bức xúc mà ông gặp phải khi điều trị tại BV và bác sĩ Phan Thanh Minh, GĐ BVĐK huyện Cẩm Xuyên trao đổi với PV. |
Bác sĩ Quảng đã thăm khám chu đáo, thuốc men đầy đủ và bệnh tình của ông Minh đã thuyên giảm. Còn bác sĩ Đoàn, không trực tiếp điều trị nên mới thỉnh thoảng thăm khám 3 người này. Và bác sĩ Đoàn đã thăm khám 3 lần/tuần đối với ông Minh, điều này đúng với quy định.
Tuy nhiên, bác sĩ Đoàn cần rút kinh nghiệm trong việc chưa cởi mở, vui vẻ chào hỏi bệnh nhân, ông Minh chia sẻ.
Sau khi ông Minh bức xúc tại khoa, do không kiềm chế được nên bác sỹ Phạm Công Chiến, phó khoa Nội - Đông y đã có phát ngôn chưa chuẩn mực.
Lúc đó cũng đã 12h trưa, y sĩ Nguyễn Thị Hằng, có nói với ông Minh về đi để các bác sỹ còn về, chứ không phải là đuổi khỏi BV. Lúc ra viện, do ông Minh điều trị ở 2 bộ phận (khoa Nội và Đông y) và đúng vào ngày thứ 2 nên bệnh nhân đông, thủ tục có làm chậm hơn, ông Phan Thanh Minh phân trần.
Cũng theo vị GĐ BV, tại cuộc làm việc, các y, bác sĩ khoa Nội - Đông y đã có lời xin lỗi đối với ông Lê Văn Minh.
Tại cuộc họp sau đó, Ban giám đốc BV đã nghiêm túc phê bình 2 bác sĩ Đoàn và Chiến cùng các nhân viên của khoa Nội đông y trước toàn thể cơ quan vì đã để xảy ra lỗi ứng xử, vi phạm quy chế giao tiếp ứng xử.
Ngoài ra, bác sĩ Đoàn và bác sĩ Chiến bị trừ nửa tiền lương tăng thêm 6 tháng cuối năm. Y sĩ Cao Thị Huê (làm thất lạc thẻ bảo hiểm của ông Minh) và y sĩ Nguyễn Thị Hằng bị trừ nửa tiền lương tăng thêm quý III.
Liên quan tới sự việc, ông Lê Ngọc Châu, GĐ Sở Y tế Hà Tĩnh thông tin: "Những hành động như trên của đội ngũ y, bác sĩ đối với bệnh nhân, đơn vị giao cho các GĐ BV phải xử lý nghiêm. Chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh anh em phải ứng xử tốt với bệnh nhân".
Được biết, vào giữa tháng 9, khi trao đổi với đoàn Đại biểu quốc hội Hà Tĩnh, nhiều cử tri của huyện Cẩm Xuyên cũng đã bày tỏ bức xúc khi chất lượng khám chữa bệnh tại BVĐK huyện Cẩm Xuyên chưa đáp ứng yêu cầu. Tinh thần phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ chưa cao, đôi khi còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu bệnh nhân.
Văn Đức
Hai bác sĩ 'choảng' nhau náo loạn: Mâu thuẫn tột cùng" alt=""/>Chống nạnh khám bệnh, bác sĩ bị trừ lương